Những thói xấu nên bỏ của người cầm lái

Thực tế là không ai hoàn hảo, mọi người đều có những thói quen xấu mà nếu bỏ được sẽ trở thành một tay lái đáng tin cậy hơn - một số không quá nghiêm trọng, trong khi một số có tính nguy hiểm chết người. Công ty tổng hợp được và khuyến cáo không áp dụng với các lái xe.

Vào thời điểm đầu năm mới, hãy cùng điểm lại những thói quen xấu cần bỏ khi ngồi sau vô-lăng để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người thương yêu:

 

Lái xe khi có hơi men:

 

Theo thống kê của chương trình tuyên truyền an toàn giao thông Think! của chính phủ Anh, những người có nồng độ cồn trong máu cao gấp 2 lần giới hạn cho phép có nguy cơ gây tai nạn cao hơn người tỉnh táo ít nhất 30 lần. Do đó, lời khuyên tốt nhất là tránh uống rượu, bia trong ngày bạn có kế hoạch lái xe.

 

Việc “kiêng khem” còn khó thực hiện hơn nữa vào dịp lễ tết, nhưng hãy nhớ rằng không lý do nào biện hộ được cho việc lái xe trong tình trạng có hơi men.

 

Dễ nổi nóng:
 
 
(Ảnh: LiveScience)

Không có số liệu thống kê chính thức nào về tình trạng dễ nổi nóng của tài xế trên đường, nhưng đây là vấn đề hầu như ai cũng có thể mắc phải, nhất là trong tình hình giao thông đông đúc hiện nay. Kết quả khảo sát của Which?cho biết có gần 6 trên 10 người thừa nhận từng là nạn nhận của việc nổi nóng khi tham gia giao thông, dưới hình thức này hay hình thức khác, và 2/3 thừa nhận họ cũng từng nổi nóng với người khác. Nam giới trong độ tuổi 17-24 dễ nổi nóng trên đường hơn các nhóm tuổi khác. Không có cách nào hoàn toàn ngăn chặn được tình trạng nổi nóng, ngoại trừ việc mọi người luôn tự nhắc mình giữ bình tĩnh hết mức có thể khi tham gia giao thông. Tại sao không bắt đầu thử ngay từ năm mới này?

 

Vừa lái xe vừa dùng điện thoại:

 

Nếu bạn vừa lái xe vừa nghe điện thoại, thì khả năng phản ứng trước các tình huống kém hơn một người bình thường và tỉnh táo 30% và bạn có nguy cơ gây tai nạn cao hơn bình thường gấp 4 lần. 

Nhiều người tin rằng việc nhắn tin sẽ an toàn hơn gọi điện khi đang lái xe, nhưng thực tế không phải vậy. Trong năm 2009, chương trình tuyên truyền an toàn giao thông Think! của chính phủ Anh đã công bố một đoạn video khá sốc nói về hậu quả của việc vừa lái xe vừa nhắn tin bằng điện thoại di động. Trong đoạn video, một cô gái trẻ đã gây ra cái chết cho 4 người chỉ vì cô vừa lái xe vừa nhắn tin.

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy phản xạ của con người giảm 35% khi vừa lái xe vừa nhắn tin, do đó, lời khuyên đã cũ nhưng không bao giờ thừa: Đừng làm như vậy!

 

Lái xe tốc độ cao:

 

 

Nếu tất cả các xe đều chạy trong giới hạn tốc độ cho phép, đường phố sẽ an toàn hơn cho cả người ngồi trên xe và người đi bộ. Đó là điều tưởng như hiển nhiên ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng luôn có ý thức thực hiện, nhất là khi ngồi sau vô-lăng một chiếc xe quá tuyệt.

 

Nếu tất cả đều tuân thủ giới hạn tốc độ, giao thông sẽ bớt tắc nghẽn. Thêm vào đó, nếu không chạy xe quá nhanh, bạn sẽ tiết kiệm được nhiên liệu, từ đó tiết kiệm tiền.

 

Lái xe quá chậm:

 

Bạn có thể bật cười trước điều này, khi bài viết vừa khuyên không nên lái quá nhanh, giờ lại bảo không được lái quá chậm. Thực tế là mọi người nên cố gắng duy trì tốc độ ở giới hạn cho phép chứ không nên chạy xe quá chậm, gây cản trở người khác trên đường. Chạy sau một xe đi quá chậm khiến tài xế dễ nổi nóng và thực hiện những pha vượt nguy hiểm.

 

Bất cẩn:

 

Lái xe bất cẩn bao gồm mọi hành vi, từ vừa lái xe vừa dùng điện thoại, đi không đúng làn đường, lái xe trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng hay vượt nguy hiểm. Nó cũng bao gồm cả hành vi vi phạm các quy tắc an toàn giao thông cơ bản, như không cài dây an toàn, hay đơn giản là không tham gia các loại hình bảo hiểm tối thiểu.
 
 
Hãy luôn nhớ cài dây an toàn ngay khi ngồi vào xe

Vô kỷ luật:

 

Nếu bạn cứ chạy xe giữa hai làn đường trong khi làn chính còn trống sẽ khiến nhiều tay lái khác nổi cáu, và đó là một thói quen xấu. Việc chạy xe giữa hai làn chỉ được phép khi bạn vượt xe khác. Tương tự, cũng đừng liên tục chuyển làn, đánh võng trên đường.
 

 

Lãng phí:

 

Ngay cả trong trường hợp bạn vẫn còn nghi ngờ về “đóng góp” của xe hơi đối với tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu, thì việc hạn chế sử dụng ô tô riêng có thể giúp bạn tiết kiệm tiền và góp phần giảm ách tắc giao thông. Đừng dùng đến ô tô riêng nếu có thể tránh; hoặc lái xe sao cho hiệu quả sử dụng nhiên liệu cao nhất có thể, bằng cách hạn chế tốc độ, không tăng ga quá mức và tắt máy khi bạn biết rằng mình sẽ dừng lâu.

 Tổng hợp

 

Bài viết hay? Ấn để tương tác

0
0
0
0

Bình luận

Hỗ trợ khách hàng

Hỗ trợ mua vé
Z 0854441080
Hỗ trợ vận tải
Z 0898187299

Trợ lý AI

Xin chào! Tôi có thể giúp gì cho bạn?