Thực hiện kế hoạch tuyên truyền số 33-KH/QU ngày 24/6/2025 của Quận ủy Thuận Hóa, trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 66/NQ-TW ngày 30/4/2025 và Nghị quyết 68/NQ-TW ngày 04/5/2025 của Đảng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế "hai con số".
Ảnh sưu tầm Internet.
Kế hoạch triển khai được xây dựng trên cơ sở khoa học - thực tiễn, phù hợp với tình hình thế giới, khu vực và trong nước để thể hiện rõ tính cấp thiết phải ban hành hai nghị quyết của Bộ Chính trị. Việc ban hành Nghị quyết 66, Nghị quyết 68, cùng với Nghị quyết 57 và Nghị quyết 59 đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong tư duy phát triển quốc gia, hình thành "bộ tứ trụ cột" sẽ khơi thông các nguồn lực xã hội, tạo không gian phát triển mới cho Việt Nam.
Nghị quyết 66/NQ-TW ngày 30/4/2025: Nền tảng pháp lý vững chắc. Bạn đọc quan tâm có thể download nội dung chi tiết tại đây.
Nghị quyết 66 được triển khai với mục tiêu làm rõ vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Pháp luật không chỉ đơn thuần là công cụ điều chỉnh hành vi xã hội, mà phải được xem là cơ sở tổ chức, vận hành quyền lực Nhà nước, tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ quyền con người, quyền công dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Việc phân tích, làm rõ tính cấp thiết của việc ban hành Nghị quyết 66 khẳng định đây là đòi hỏi khách quan của tiến trình đổi mới, nhằm tạo đột phả về tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, kiến tạo sự phát triển đứt khoát từ bộ tư duy "không quan được thì cấm".
Quan điểm xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của sự phát triển nhanh chóng. Thi hành pháp luật phải nghiêm minh, công bằng, thực chất, chuyên đổi số phải gắn liền với công khai, minh bạch, thuận tiện hóa tối đa cho người dân và doanh nghiệp.
Theo lộ trình, đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy Nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp. Đến năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.
Nghị quyết 68/NQ-TW ngày 04/5/2025: Động lực mới cho kinh tế tư nhân. Bạn đọc quan tâm có thể download nội dung chi tiết tại đây.
Nghị quyết 68 ra đời nhằm tạo sự chuyển biến toàn diện về chính sách phát triển kinh tế tư nhân, từ việc "thừa nhận" sang "bảo vệ, khuyến khích, thúc đẩy", từ "bổ trợ" sang "dẫn đắt phát triển", tạo lập một cuộc "cách mạng về tư duy và thể chế" cho kinh tế tư nhân, tạo lập và củng cố niềm tin, thúc đẩy kinh tế tư nhân vươn lên.
Khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là lực tượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, nâng lực cạnh tranh quốc gia, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững.
Nghị quyết đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030: ít nhất 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt 10-12%/năm, đóng góp 55-58% GDP, khoảng 35-40% tổng thu ngân sách Nhà nước. Đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, đóng góp khoảng trên 60% GDP.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và 68 của Đảng là nhiệm vụ trọng tâm, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị. Kế hoạch này không chỉ hướng đến việc hoàn thiện thể chế pháp luật mà còn tạo ra những đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế tư nhân, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, đưa Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh chuyển động nhanh của thế kỷ XXI./.